Phương pháp khoan đập cáp là một trong những phương pháp khoan có lịch sử lâu đời nhất. Hiện nay, máy khoan đập cáp (hay dàn giã đá) đã được cải tiến hiện đại hơn, và phương pháp này vẫn được ứng dụng rất nhiều để khoan lỗ trong nền móng công trình, khảo sát địa chất hay khoan giếng. Cùng tìm hiểu về đặc điểm và nguyên lý hoạt động của máy khoan đập cáp trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm của phương pháp khoan đập cáp
Máy
khoan đập cáp hiện đại được phát minh vào năm 1825. Phương pháp khoan đập cáp là một trong những phương pháp đầu tiên được sử dụng để khoan lỗ khoan. Phương pháp này được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã tồn tại 4000 năm. Khi mới ra đời, máy khoan đập cáp được làm từ tre và được sử dụng để khoan nước muối ở độ sâu lên đến 914m. Hiện nay, máy khoan đập cáp được sử dụng cho các dự án như tìm kiếm giếng dầu và khí đốt nóng. Máy khoan đập cáp được biết đến ngày nay được phát minh vào năm 1825.
Cấu tạo của dàn giã đá hiện đại: Khung máy lắp trên 2 cầu bánh lốp. Trang bị thêm càng kéo, trụ khoan, tời,... và palăng hoạt động bằng động cơ điện. Các bộ phận xà ngang và phu li chuyển hướng cáp. Cơ cấu tay quay, thanh truyền, giá đỡ puli dao động, hệ lò xo giảm chấn và cấu tạo bộ phận tời nâng choofoong và chòong khoan cùng nhiều bộ phận khác.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp khoan đập cáp
Phương pháp khoan đập cáp gồm 3 giai đoạn
Phương pháp khoan đập cáp hoạt động dựa trên nguyên lý nâng hạ búa khoan. Nguyên lý hoạt động được chia làm 3 giai đoạn: Nâng búa khoan lên cao, giã búa liên tục để tạo lỗ khoan, lấy đất đá ra ngoài.
► Giai đoạn nâng búa khoan lên cao: Người điểu khiển máy lúc này sẽ kéo tay côn để siết chặt ống côn vào vành trong bánh đà. Lúc này ống tang sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ, cuốn cáp và nâng chùy lên cao.
► Giai đoạn giã búa để tạo lỗ khoan: Sau khi nâng búa khoan đến một độ cao nhất định, người điều khiến máy sẽ thả tay về phía trước để nhả côn. Ống côn quay tự do, đồng thời quả chùy sẽ rơi tự do xuống nền đất. Quá trình này liên tục được lặp lại để búa khoan giã liên tục, tạo lỗ khoan. Trong khi giã, người ta sẽ cho thêm nước vào lỗ khoan để tạo độ mềm cho đất. Giúp cho quá trình tạo lỗ khoan được nhanh hơn.
► Giai đoạn lấy đất đá ra ngoài: Khi giã đến một mức độ nhất định, búa khoan sẽ được thay bằng ống múc phoi để đưa hết đất đá ra ngoài. Hai đầu ống múc phoi được cấu tạo dạng cánh bướm. Khi thả xuống, cánh bước sẽ mở ra, đất đá lọt vào ống. Khi đưa lên, 2 cánh bướm này sẽ úp vào để đất đá không thể thoát ra ngoài.
3. Giai đoạn này được lặp lại liên tục cho đến khi có được lỗ khoan có chiều sâu và bán kính lỗ khoan như ý muốn.
Trên đây là đặc điểm và nguyên lý hoạt động của phương pháp khoan đập cáp. Phương pháp khoan đập cáp rất thích hợp với địa hình gồ ghề, hiểm trở với chi phí thấp hơn đáng kể so với những phương pháp khoan khác. Quý khách có nhu cầu về máy khoan đập cáp, hãy liên hệ với Khoan giã đá Nam Đức để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá máy khoan đập cáp. Chúng tôi là đơn vị cung cấp máy khoan đập cáp uy tín với hơn 10 năm kinh nghiệm tại Việt Nam!
Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
KHOAN CỌC NHỒI, KHOAN GIÃ ĐÁ NAM ĐỨC
Xóm 4, Xã Hưng Tân, Hưng Nguyên, Nghệ An
Hotline: 083.425.66.88 - 0356.995.775